- Cổng nhôm đúc là gì?
- Ưu điểm của cổng nhôm đúc:
- Tính bền bỉ cao:
- Tính thẩm mỹ cao:
- Rất dễ tạo hình, tạo dáng:
- Thiết kế đa dạng, phong phú:
- Quy trình làm cổng nhôm đúc chuyên nghiệp, bền đẹp:
- 1. Vẽ bản thiết kế 3D:
- 2. Tiến hành đục mẫu bằng công nghệ CNC:
- 3. Xử lý khuôn mẫu tạo độ bóng:
- 4. Chuẩn bị khuôn đất để đúc:
- 5. Nấu nhôm lỏng để tiến hành đúc:
- 6. Công đoạn làm nguội:
- 7. Phun sơn cao cấp:
- 8. Đóng gói thành phẩm:
Quy trình làm cổng nhôm đúc gồm những công đoạn nào? nó có khó khăn phức tạp không? là những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Bởi vì cổng nhà là một hạng mục đóng vai trò quan trọng trong một công trình nhà ở. Để có lời giải đáp cho những câu hỏi trên, honghala sẽ bật mí cho bạn đọc quy trình làm công nhôm đúc chuyên nghiệp, được rất nhiều đơn vị áp dụng phổ biến hiện nay.
Cổng nhôm đúc là gì?
Cổng nhôm đúc là một sản phẩm được sản xuất với chất liệu hợp kim nhôm. Hợp kim nhôm là một hợp kim có thể đúc được bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Đúc áp lực, đúc khuôn kim loại, đúc khuôn cái (khuôn cát khô và khuôn cát tươi), khuôn thạch cao, đúc mẫu cháy, đúc liên tục.
Ưu điểm của cổng nhôm đúc:
Tính bền bỉ cao:
Hợp kim nhôm có đặc tính vượt trội thể hiện rõ được độ bền bỉ bằng khả năng không bị oxi hóa, không bị han gỉ như một số kim loại khác như sắt, theo. Vậy nên, sản phẩm được làm từ nhôm luôn có thời gian sử dụng lâu dài, chịu được điều kiện thời tiết mưa gió ngoài trời, đặc biệt chịu được khí hậu khắc nghiệt ở Việt Nam.
Tính thẩm mỹ cao:
Nhôm đúc bằng khuôn, nên các nghệ nhân có thể tạo ra các chi tiết hoa văn nghệ thuật, thùy theo thiết kế với nhiều mẫu mã, màu sắc đa dạng, ấn tượng. Đặc biết, sản phẩm nội ngoại thất bằng nhôm đúc dùng trong trang hoàng nhà cũng thể hiện được lối kiến trúc, phong cách tùy theo ý thích của gia chủ cũng như kiến trúc sư.
Hiện nay, công nghệ hiện đại, người ta đã áp dụng các công nghệ tạo ra khuôn đúc như cắt CNC, phun sơn tĩnh điện,… giúp cho sản phẩm không những có tính thẩm mỹ cao mà còn kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
Rất dễ tạo hình, tạo dáng:
Hợp kim nhôm là một chất liệu vô cùng dẻo, rất dễ nhiệt luyện và gia công. Vậy nên, nó rất dễ tạo hình cho các sản phẩm được đúc từ nhôm, đảm bảo được tính thẩm mỹ cao.
Thiết kế đa dạng, phong phú:
Đặc trưng của cổng nhôm đúc là dễ tạo hình theo từng khuôn đúc, thể hiện sự sáng tạo của thủ công, giúp sản phẩm từ nhôm đúc có rất nhiều kiểu thiết kế, đa dạng, phong phú phù hợp với lựa chọn của khách hàng.
Quy trình làm cổng nhôm đúc chuyên nghiệp, bền đẹp:
1. Vẽ bản thiết kế 3D:
Sau khi khách hàng đã tham khảo các mẫu, và đưa ra được lựa chọn ưng ý cho căn nhà của mình, với một kích thước được xác định cụ thể, phù hợp với phong thủy và yêu cầu của khách hàng.
Bộ phận thiết kế của công ty sẽ tiếp nhận và tiến hành lên bản vẽ chi tiết. File mềm của bản thiết kế sẽ được vẽ bằng phẩm mềm xử lý 3D chuyên dụng với từng chi tiết sắc nét, phức tạp nhất để máy móc đục mẫu CNC có thể đọc và chạy chính xác nhất.
2. Tiến hành đục mẫu bằng công nghệ CNC:
Khi mãu thiết kế đã được bộ phận kỹ thuật hoàn thành, người thợ sẽ tiến hành vận hành máy CNC để chạy tự động theo bản vẽ có sẵn trên máy tính.
Đây được đánh giá là một công đoạn cực kỳ quan trọng, đòi hỏi người thợ phải có sự chủ động và linh hoạt tùy từng mẫu và kích thước cổng. Khuôn mẫu với hoa văn càng được chi tiết, tỉ mỉ thì sản phẩm cho ra sẽ càng sắc sảo, đẹp mắt.
Với sự trợ giúp của máy CNC, thì các sản phẩm ra đời có độ hoàn hảo gần như tuyệt đối trong từng góc cạnh, hoa văn, nét vẽ.
3. Xử lý khuôn mẫu tạo độ bóng:
Sau khi máy CNC đã đục xong khuôn mẫu, đội ngũ thợ sẽ sử dụng giấy nhám để chà vào bề mặt mãu nhằm tạo nên độ bóng, đảm bảo mẫu đúc được láng minh, sao cho các chi tiết, hoa văn trên khuôn mẫu phaari có độ sắc nét, rõ ràng và thật chính xác, tinh tế nhất.
Bởi sản phẩm cho ra chính là bản sao chép 100% từ chính khuôn mẫu gỗ này. Vậy nên, công đoạn này quyết định sản phẩm có được sự hoàn hảo tuyệt đối không.
4. Chuẩn bị khuôn đất để đúc:
Sử dụng đất để đúc được đánh giá cao hơn so với các vật liệu khác như thạch cao, hay cát. Bởi đất có độ kết dính khá cao, dễ tạo khuôn, cũng như khả năng chịu nhiệt tốt. Và tất nhiên, khuôn đất cũng sẽ phải có độ ẩm và độ kết dính thích hợp theo đúng quy định kỹ thuật.
Với những người thợ lâu năm lành nghề có kinh nghiệm cao xác định được độ ẩm cần thiết theo từng kích thước to, nhỏ, dày hay mỏng của thành phầm cần đúc. Khuôn mẫu gỗ đã được làm trước đó, sẽ nén và ép lên nền đất. Mọi hoa văn trang trí trên mẫu gỗ sẽ được hằn lên nền đất. Đồng thời vị trí để đổ nhôm lỏng, lỗ thoát nhôm dư thừa, lỗ thông hơi thoát khí cũng được thiết kế một cách hợp lý tỉ mỉ và khoa học, đảm bảo sao cho dòng chảy của nhôm lỏng sẽ được chảy đều và đầy vào mọi khoang rỗng.
Có làm như thế mới cho ra thành phẩm đạt được sự hoàn hảo và không bị khuyết điểm.
5. Nấu nhôm lỏng để tiến hành đúc:
Sau khi đã chuẩn bị xong khuôn cát, người ta sẽ tiến hành nấu hợp kim nhôm để đổ vào khuôn. Nhôm được sử dụng có tỷ lệ khoảng 90% nguyên chất và khoảng 10% các nguyên tố khá như mangan nhằm tạo độ cứng, tăng độ chịu lực cho cánh cổng.
Phôi nhôm được nấu tan chảy trong lò với nhiệt đô lên tới 750 ºC và được rót trực tiếp vào khuôn đất theo những lỗ đã được thiết kế sẵn trước đó.
Trong quá trình nấu phôi nhôm, những phần tạp chất cặn bã nếu có sẽ được loại bỏ để thành phẩm làm ra được bền đẹp và chất lượng nhất.
6. Công đoạn làm nguội:
Sau khi thành phầm đã được nguội, người thợ sẽ bắt đầu rã đất ra để lấy thành phẩm. Lúc này, sản phẩm ới chỉ đạt khoảng 95% về độ sắc sảo trong mọi góc cạnh, hoa văn.
Sản phẩm sẽ có vài khuyết điểm nhỏ. Chính vì thế, sản phẩm cần phải trải qua công đoạn cắt bỏ phần thừ, mài và đánh bóng.
Với cách làm cổng nhôm đúc cổng biệt thự, thì đây gọi là công đoạn làm nguội. Công đoạn được thực hiện kỹ càng, tỉ mỉ sao cho sản phẩm đúc ra phải có bề mặt nhẵn bóng, hoa văn phải sắc nét rõ ràng. Những người thợ lành nghề, khéo léo và phải dành nhiều thời gian, công sức để trau chuốt cho sản phẩm. Vì những điều này sẽ quyết định trực tiếp đến tính thẩm mỹ của chiếc cổng nhôm.
Xem thêm: Cách thi công sàn nhựa giả gỗ
7. Phun sơn cao cấp:
Sau khi sản phẩm được làm nguội, công nhôm sẽ được chuyên qua công đoạn sơn. Hiện nay, công nghệ sơn được áp dụng nhiều nhất là phun sơn tĩnh điện. Ở một số đơn vị áp dụng phun 6 lớp sơn cùng với bột nhữ đồng.
Trong cùng sẽ được phủ 2 lớp sơn lót để bảo vệ hoàn toàn phần nhôm bên trong tránh mọi sự xâm hại từ bên ngoài. Đồng thời, lớp sơn lót cũng đóng vai trò làm nền cho lớp sơn tiếp theo là lớp đồng giả cổ.
Khi lớp sơn đồng khô, sản phẩm sẽ được phủ thêm lớp sơn màu nền nhằm tạo điểm nhấn và làm nổi bật các góc cạnh hoa văn có màu vàng đồng. Cuối cùng là 2 lớp sơn 2k được phủ bóng nhằm tạo độ bóng, khóa các lớp sơn bên trong, bảo vệ sản phẩm.
8. Đóng gói thành phẩm:
Sản phẩm sau khi được sơn hoàn chỉnh, sẽ được bao bọc lại và đóng gói thật cẩn thận, sẵn sàng vận chuyển đến địa chỉ công trình của khách hàng để thi công lắp đặt. Tại đây, công nhân sẽ tiến hành tháo dỡ, lắp đặt cẩn thận vào đúng vị trí và bàn giao.
Ý kiến bạn đọc (0)