Thi công sơn Epoxy hiện đang được rất nhiều hộ gia đình tin dùng bởi nó sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sàn nhà sau khi sơn được chất lượng đảm bảo, thì yêu cầu có một quy trình thi công sơn Epoxy đúng chuẩn. Bên cạnh đó, việc thi công sơn đúng quy chuẩn se giúp dòng sơn Epoxy phát huy được tối đa công dụng và hiệu quả sử dụng của mình.
Xem thêm: Thợ ốp lát Hà Nội chuyên nghiệp, uy tín
Sơn Epoxy là gì?
Sơn Epoxy là một loại sơn bao gồm 2 thành phần. Phần A chính là sơn, còn phần B là một dạng chất đóng rắn.
Chất đóng rắn có chức năng giúp sơn Epoxy hoạt động tốt trong điều khiện môi trường khắc nghiệt hơn so với sơn nước hay sơn dầu truyền thống.
Hiện nay, sơn Epoxy thường được sử dụng rộng rãi cho nhiều mặt phẳng yêu cầu độ bền cao như: mặt sàn, tường, nền, tầng,… Epoxy được sử dụng nhiều bởi tính năng bảo vệ mặt phẳng và độ bền tốt.
Ưu điểm của sơn Epoxy:
Sơn Epoxy sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như sau:
Tính bền chắc và chất lượng:
- Sơn Epoxy có chất lượng tốt hơn hẳn so với các loại sơn thông thường, giúp công trình luôn được bền đẹp với thời gian.
Tính thẩm mỹ cao:
- Bề mặt sơn có độ bóng cùng với màu sắc tưới tắn và khó phai làm cho bề mặt sơn luôn được đẹp, đảm bảo được yêu cầu về thẩm mỹ.
Khả năng chống thấm cao:
- Bề mặt sàn sau khi khô sẽ cho hiệu quả chống thấm cao. Tình năng này rất phù hợp cho các hồ bơi hay bể chứa nước sạch,…
Chống bấm bụi và dễ lau chùi:
- Độ bóng của sơn Epoxy còn có khả năng chống bám bụi bẩn cao. Dễ dàng vệ sinh bề mặt chỉ một vài động tác lau nhẹ/
Khả năng chịu lực, chịu ma sát:
- Phần lớn các nhà xưởng, nhà kho, bãi đỗ xe đều được sử dụng Epoxy nhờ mức độ chịu ma sát.
Quy trình Thi công sơn Epoxy đúng chuẩn kỹ thuật:
1. Chuẩn bị trước khi thi công:
Dưới đây là thứ tự cần chuẩn bị trước khi thi công sơn Epoxy:
Đánh giá hiện trạng bề mặt:
Để quá trình sơn Epoxy được diễn ra suôn sẻ, nhất thiết thợ thi công cần kiểm tra tình trạng bề mặt sàn bê tông. Việc kiểm tra này cần quan tâm tới độ ẩm. Bởi vì, nếu độ ẩm sàn bê tông quá cao sẽ dễ gây ra tình trạng bong tróc sơn.
Trường hợp bê tông quá ẩm, thì thọ có thể khắc phục bằng cách phủ thêm một lớp vữa cách ẩm dày tối thiểu 2mm.
Bên cạnh đó, độ chịu nén của bê tông cũng cần đạt ít nhất 25N/mm². Bởi việc kiểm tra sàn bê tông trước khi thi công sơn rất quan trọng là do nó giúp tăng khả năng bám dính của sơn. Từ đó nâng cao độ bền của sơn cũng như cần ít sơn lót hơn do sàn ít bụi bẩn.
Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị thi công:
Trang thiết bị, thi công cần thiết gồm có:
- Máy mài sàn bê tông
- Máy hút bụi
- Bay răng cưa
- Ru lô gai
- Ru lô chuyên dụng
Song song với đó là những trang thiết bị bảo hộ an toàn lao động cần thiết như quần áo bảo hộ cho người thi công, nhiệt độ phòng thi công nên ở mức 10 – 40ºC. Kèm theo đó độ ẩm không khí tối đa 80% và điểm sương ít nhất từ 3 – 5ºC
2. Các bước thi công sơn Epoxy hệ lăn và tự phẳng:
Quy trình chuẩn khi thi công sơn Epoxy gồm 7 bước quan trọng như sau:
Bước 1: Tiến hành che bạt, chuẩn bị mặt bằng
Để quá trình thi công không bị gián đoạn, không ảnh hưởng tới các khu vực làm việc lân cận bạn cần che chắn khu vực làm việc bằng bạt nhựa, do quá trình thi công tạo ra rất nhiều bụi mịn và tiếng ồn.
Bước 2: Quá trình xử lý bề mặt, mài nền tạo nhám, hút bụi
Tại bước này, thợ tiến hành sử dụng máy mài sàn bê tông chuyên dụng để giúp việc thi công sơn Epoxy được thuận tiện hơn. Sau đó, sử dụng máy hút bụi để làm sạch bề mặt. Quá trình mài nền bê tông cần được tiến hành thật cẩn thận, tỉ mỉ để hỗ trợ quy trình sơn được bám dính tốt nhất.
Mài nền giúp cho sàn tăng độ ma xát, tạo nhám, chân bám giúp tăng tính kết dính và loại bỏ các di vật trên sàn bề tông, xi măng với lớp sơn Epoxy.
Trong trường họp độ ẩm ở sàn bê tông cao hơn tiêu chuẩn quy định, bạn cần thực hiện các biện pháp nhằm hạ độ ẩm xuống mức cần thiết. Khi độ ẩm đã đạt độ ổn định thì tiến hành bước tiếp theo.
Bước 3: Tiến hành vệ sinh và xử lý các vấn đề còn sót lại trên mặt bê tông
Sau khi tiến hành hút bụi bẩn trên sàn, tiếp đến thợ cần xử lý các vị trí khuyết điểm, như lồi lõm ở bề mặt bằng cách sử udngj máy mài chuyên dụng. Dụng cụ này sẽ hỗ trợ mài phẳng toàn bộ các vị trí không đẹp, sau đó tiến hành trám trét các vết nứt lớn bằng bột trét chuyên dụng.
Bước 4: Tiến hành thông công lớp sơn lót
Đây là một lớp sơn không thể thiếu trong quá trình sơn sàn Epoxy. Bởi vì lớp sơn lót này có khả năng tạo độ kết dính cao, tăng cường khả năng kết dính của lớp phủ và sàn bê tông. Ngoài ra lớp sơn lót này còn có khả năng ngăn ngừa hóa chất, nước thẩm thấu xuống sàn bê tông, xi măng.
Bước 5: Xử lý các khuyết điểm trên sàn nhà
Để có một bề mặt sàn phẳng, đẹp, không còn bị lồi lõm thì thợ nên sử dụng bột trét Putty để xử lý các khuyết điểm, lỗ nhỏ li ti hay khe nứt,…
Bước 6: Tiến hành thi công lớp sơn phủ Epoxy:
Thi công lớp sơn phủ Epoxy trực tiếp lên nền bê tông, còn tùy thuộc vào việc thợ ứng dụng loại sơn nào thì sẽ cách làm khác nhau
Đối với sơn hệ lăn:
– Thi công lớp sơn đầu tiên:
Ở lớp sơn đầu tiên, người thợ sử dụng một chiếc rulo lăn, lăn đều tay toàn bộ khu vực cần sơn. Sau khi sơn lớp sơn Epoxy thứ nhất, bạn chờ cho lớp sơn được khô lại. Sau khoảng 2 – 3h thì mới được sơn lớp tiếp theo.
– Thi công lớp sơn hoàn thiện:
Đây chính là lớp sơn hoàn thiện cuối cùng, có thể đi lại sau 24 – 48h, sau 72h thì xe cộ có thể đi lại được. Với lớp này, tùy theo yêu cầu của nhà đầu tư mà bạn phải sơn thêm 2 hay 3 lớp nữa để đạt độ dày theo yêu cầu.
Đối với sơn hệ tự phẳng:
Để thi công sơn Epoxy hệ tự phẳng, bạn cần tuân theo các bước:
B1: Dán băng keo xốp ngăn cách khu vực cần thực hiện
Sau khi hút bụi và làm sạch sàn bê tông, bạn bắt đầu dán băng keo xốp để ngăn cách khu vực cần thực hiện. Bước này giúp ngăn chặn tình trạng sơn tràn hoặc lem ra khu vực khác.
B2: Trộn sơn theo đúng tỉ lệ
Đầu tiên bạn mở nắp cả 2 thùng thành phần A và B của sơn epoxy. Tiếp đến khuấy thùng A đều tay bằng máy khuấy chuyên nghiệp. Đổ thùng thành phần B từ từ vào. Trộn đều cả 2 thành phần với nhau ( có thể pha thêm dung môi theo tỉ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất). Sau cùng thì có thể đem sơn đi thi công.
B3: Tiến hành đổ sơn ra sàn
Cho sơn ra sàn nhà, rồi dùng bàn cào phủ đều kết hợp với rulo gai phá bọt. Độ dày màng sơn tốt nhất nên nằm trong khoảng từ 1- 3mm. Độ dày cũng phụ thuộc ít nhiều vào kinh nghiệm của đơn vị thi công.
Bước 7: Nghiệm thu và bàn giao công trình
Thông thường sau 24 – 48h thi công, người và các vật có trọng lượng nhẹ đều có thể di chuyên đi lại trên bề mặt sàn. Từ lúc này, đơn vị thi công đã có thể bàn giao công trình.
Một số lưu ý khi thi công sơn Epoxy:
Cần chú ý với việc xử lý bề mặt sơn cẩn thận:
- Việc làm sạch bề mặt trước khi thi công sơn Epoxy được đánh giá rất quan trọng và cần được xử lý xong tuyệt đối trước khi sơn để tăng cường độ bám dính của sơn Epoxy.
Cần khuấy thật kỹ và đều sơn Epoxy trước khi pha thêm các thành phần sơn với nhau:
- Thông thường công đoạn này rất nhiều xem nhẹ, khiến cho sơn không được trộn đều, từ đó làm giảm hiệu quả khi sơn.
- Hơn thế nữa cần pha sơn theo đúng tuần tự như các bước hướng dẫn trên.
Lưu ý về thời gian khô của sơn Epoxy:
Thời gian trung bình để sơn khô hẳn là 7 ngày. Trong khi đó thời gian tối thiểu để thi công lớp sơn thứ 2 sau lớp sơn thứ nhất nên là 2-3 giờ.
Xem thêm: Trần nhôm 3D giá bao nhiêu?
Ý kiến bạn đọc (0)