Blog

Kết cấu mái bê tông cốt thép & đảm bảo những yêu cầu gì?

257

Xây dựng luôn là vấn đề khô khan nhưng sẽ mềm mại đối với những ai yêu nghề. Bởi thế, những KTS và kỹ sư mới tạo ra những ngôi nhà đẹp có không gian sinh sống tuyệt hảo cho mọi nhà. Một trong những điều luôn được họ quan tâm và chú trọng. Đó chính là kết cấu mái bê tông cốt thép và những yêu cầu của chúng.

Mái bê tông cốt thép là gì?

Mái bê tông cốt thép chính là dàn kết cấu đỡ mái luôn được liên kết khớp với cột. Kiểu mái này có ưu điểm chống cháy và chống rỉ cào hơn các loại mái khác. Đây là kiểu mái bê tông cốt thép có thể sử dụng trong các công trình xây dựng biệt thự tân cổ điển.

Tham khảo hình ảnh mái xây dựng bằng bê tông cốt thép

Ưu điểm của mái bê tông cốt thép là gì?

Mái bê tông cốt thép trước đây được rất nhiều gia chủ chọn để thi công xây dựng nhà mới của mình. Bởi lẽ, chúng mang đến nhiều ưu điểm sau đây:

  • Mái bê tông cốt thép có độ bền vững hơn so với thi công các loại mái nhà đặc biệt khác.
  • Mái bê tông cốt thép dán ngói có thể chịu tải tốt hơn. Chính vì thế, chúng ta có thể lắp đặt các thiết bị khác trên mái. Chẳng hạn như bồn nước và dàn nước nóng năng lượng mặt trời được nhiều gia đình sử dụng hiện nay.
Hình ảnh về mái bê tông cốt thép dán ngói chịu tải tốt hơn

Nhược điểm của mái bê tông cốt thép là gì?

  • Đây là kiểu mái có các vật liệu dùng trong thi công xây dựng mái bê tông cốt thép tương đối nặng. Do đó, chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu của móng nhà.
  • Khi chúng ta sử dụng các vật liệu trên, mái bê tông bị lưu nhiệt thì nhà sẽ nóng hơn.
  • Kết cấu mái bê tông cốt thép không có khả năng tháo lắp khi cần di chuyển. Chúng trở lên khó khăn khi gia chủ muốn phá dỡ công trình.
  • Nếu như diện tích sàn mái bê tông lớn thì mái dễ bị co giãn khi thời tiết thay đổi. Do đó, mái bê tông mới có hiện tượng thấm dột trong kết cấu xảy ra khi sửa chữa. Đồng thời, cách chống thấm mái bê tông trở lên khó khăn hơn.
  • Đối với những mái bê tông có độ dốc cao. Gia chủ nên được trang trí bằng cách dán ngói lên trên bề mặt bê tông.
  • Loại mái này còn bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nắng và làm cho mái bê tông co ngót hay hư hỏng ngói.
  • Kiểu mái bằng bê tông cốt thép sẽ tốn thời gian và công sức để thay ngói khi chúng bị bể . Nó còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống mái.
  • Bên cạnh đó, thời gian thi công mái sẽ kéo dài và phức tạp hơn. Đặc biệt, khi thi công nó còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.

Kết cấu mái bê tông cốt thép là gì?

Kết cấu mái bê tông cốt thép có thể thi công toàn khối và lắp ghép hoặc nửa lắp ghép. Mái cần đảm bảo yêu cầu cách nhiệt, chống dột và chịu được mưa nắng. Do đó, chúng có cấu tạo các lớp màu khác với các lớp sàn.

Kết cấu mái có thể phân theo hình dạng là mái phẳng và mái vó mỏng không gian.

Khi độ dốc I < 1/8 được gọi là mái bằng. Còn độ dốc có I >1/8 được gọi là mái dốc.

Đặc điểm kết cấu mái bê tông cốt thép và cách tính toán.

Kết cấu mái bằng toàn khối cũng là một dạng kết cấu sàn phẳng.

Mái lắp ghép được sử dụng rộng rãi và có thể chia ra hệ mái có xà gỗ và hệ không có xà gỗ. Trong hệ mái không xà gỗ, panel được gác trực tiếp lên kết cấu đỡ mãi. Chúng được gọi là dầm và dàn mái. Gia chủ nên tính toán về cấu tạo panel mái tương tự panel sàn. Cách tính xà gỗ như tính cấu kiện chịu ướn xiên.

Kết cấu mái bê tông cốt thép cần đảm bảo những yêu cầu gì?

Trên thực tế, kết cầu mái bê tông cốt thép cần đảm bảo yêu cầu cách nhiệt, chống dột và chịu được mưa nắng của yếu tố thời tiết. Do đó, cấu tạo các lớp mái khác với các lớp sàn. Kết cấu mái có thể phân theo hình dạng là mái phẳng và mái vỏ mỏng không gian.

Thế nào là mái bằng và mái dốc? Khi độ dốc i <= 1/8 gọi là mái bằng còn khi độ dốc i > 1/8 gọi là mái dốc. Mái bê tông cốt thép dán ngói đang là xu hướng thi công được nhiều người lựa chọn trong năm.

Còn phân loại theo phương pháp thi công thì có loaị mái toàn khối và mái lắp ghép.

  • Mái toàn khối là một hệ bản có sườn hoặc không sườn. Chúng có chiều dày tối thiểu 50mm.
  • Mái lắp ghép có thể chia ra là mái có xà gồ và mái không có xà gồ.

Các thành phần của hệ kết cấu mái lắp ghép

Hệ kết cấu mái lắp ghép gồm có panen mái, xà gồ, dầm mái, vòm và dàn mái. Ngoài những kết cấu chủ yếu trên thì trong các nhà công nghiệp một tầng. Chúng còn đáp ứng yêu cầu công nghệ và lưới cột bên trong có thể đặt thưa hơn với bước cột là 12 m và18 m. Còn các hàng cột biên vẫn giữ nguyên là 6 m. Nếu panen mái là loại dài 6 m thì phải có kết cấu đỡ dàn mái với nhịp là 12 m và 18 m.

5 ( 1 bình chọn )

Honghala

https://honghala.com
Công ty xây dựng Honghala chuyên nhận xây dựng nhà ở, xây dựng kho bãi, xưởng & các dịch vụ sửa chữa cải tạo nhà giá rẻ ở Hà Nội. Có hơn 10 năm kinh nghiệm

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm