- Dấu hiệu sân thượng, trần nhà bị thấm dột cần chống thấm:
- Nguyên nhân sân thượng, trần nhà bị thấm dột:
- Tác hại của sân thương, trần nhà bị thấm dột:
- Cách chống thấm sân thượng, trần nhà hiệu quả nhất:
- 1. Cách chống thấm sân thượng bằng màng khò:
- 2. Chống thống sân thượng bằng Sơn EPOXY:
- 3. Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường:
- 4. Chống thấm nhà bằng sơn kova:
- 5. Chống thấm sân thường bằng lát gạch chống thấm:
Tầng thượng, trần nhà là 2 hạng mục công trình thường xuyên tiếp xúc và chịu tác động từ thời tiết, khí hậu. Chính vì vậy, vấn đề chống thấm sân thượng, trần nhà luôn là vấn đề được mọi gia chủ đặc biệt quan tâm. Bài viết dưới đây, honghala sẽ bật mí tới bạn 5 cách chống thấm sân thượng, trần nhà vừa đơn giản, tiết kiệm chi phí lại đạt hiệu quả tốt nhất.
Dấu hiệu sân thượng, trần nhà bị thấm dột cần chống thấm:
Dưới đây là môt số dấu hiệu nhận biết cho thấy sân thượng, trần nhà bị thấm dột có thể thấy bằng mắt thường.
- Bề mặt sân thượng có dấu hiệu bị nứt to, nứt chân chim.
- Sàn sân thượng bị nghiêng lún làm gạch bị bung lên, hoặc vỡ
- Mặt bê tông xuất hiện hiện tượng sủi bong bóng nhỏ khi có mưa.
- Mặt sàn có rong rêu chuyển màu nâu đen.
- Mặt trần dưới sân thượng có nước thấm chảy
- Xuất hiện hiện tượng ố vàng, mốc đen, ẩm thấp có mùi khó chịu.
Khi xuất hiện một trong những dấu hiệu trên, bạn cần tiến hành biện pháp chống thấm dột tránh ảnh hưởng tới công trình.
Nguyên nhân sân thượng, trần nhà bị thấm dột:
Trên thực tế có khá nhiều nguyên nhân khiến sân thượng, trần nhà bị thấm dột, nhưng chủ yếu do một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Do điều kiên thời tiết ở Việt Nam có khí hậu ẩm, mưa nắng nhiều, thời tiết được đánh giá khắc nghiệt, làm cho sân thượng bị co giãn.
- Do chất lượng công trình bị nhà thầu bớt xén vật tư, hoặc thi công không đúng kỹ thuật, không đúng quy trình, sau khi sử dụng sân thượng bị nứt rãnh.
- Sân thượng không được chống thấm, hoặc không chống thấm đúng cách, triệt để, không đúng vật tư chống thấm ngay khi đang xây dựng.
- Do thời gian sử dụng ngôi nhà trở lâu, nhà đã xuống cấp không được tu sửa và bảo dưỡng thường xuyên.
- Khi thiết kế sân thượng, không có máng hứng thoát nước. Khiến nước mưa đọng lâu và ngấm xuống.
Tác hại của sân thương, trần nhà bị thấm dột:
Khi trần nhà thấm dột, gia chủ và các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng, cụ thể các tác hại chủ yếu như sau:
Vấn đề về sức khỏe:
- Khi phải sống trong một ngôi nhà có sân thượng bị thấm, gây hoang mang tinh thần, ẩm mốc do thấm nước, làm cho cảnh quan, không khí ẩm thấp, ảnh hưởng trực tiếp tới đường hô hấp, tinh thân lo sợ nhà xập sệ do thấm nước.
Ngôi nhà bị xuống cấp:
- Khi thấm dột, ngôi nhà xuống cấp do thấm, kết cấu sắt rỉ sắt do tiết xúc với nước, sân thượng xuống cấp.
Ảnh hưởng tới sinh hoạt:
- Khi bị thấm dột sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh hoạt, việc thấm nặng gây ra tình trạng nước giọt trên đầu, nước có thể chảy xuống sàn nhà gây trơn trượt.
Gây mất thẩm mỹ:
- Khi sân thượng, trần nhà bị thấm dột, ngôi nhà sẽ mất thẩm mỹ, khi bị thấm dột thì trần nhà, tường sẽ trở nên xấu đi vì những màu ố vàng đen, nhìn rất mất cảm quan.
Mất giá trị ngôi nhà:
- Khi ngôi nhà bị thấm dột thì kéo theo giá trị ngôi nhà đi xuống, giả sử bạn muốn bán ngôi nhà thì muốn được giá cao thì ngôi nhà đó phải đẹp, chất lượng tuyệt hảo.
Cách chống thấm sân thượng, trần nhà hiệu quả nhất:
1. Cách chống thấm sân thượng bằng màng khò:
Màng khò chống thống được rất nhiều người tin chọn hiện nay, phù hợp với các kết cấu ngầm như mặt ngoài tầng hầm, tường chắn, sàn mái phẳng, ban công, sân thượng dưới lớp vữa hoặc gạch ốp lát bảo vệ.
Các bước chống thấm sân thượng bằng màng khò cụ thể như sau:
Bước 1: Đầu tiên, cần tiến hành quét lớp tạo dính
- Bạn dùng lăn sơn để thi công trên bề mặt bằng rộng. Lớp tạo dính được dàn mỏng và đều, phải bao phủ kín bề mặt bê tông.
- Sau khi lớp tạo dính lót khô, bạn có thể cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay, rồi bạn tiến hành dán màng chống thấm.
Bước 2: Bạn tiến hành dán màng chống thấm Bitum màng khò
- Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán. Cần đảm bảo bề mặt dán hoặc khò được úp xuống dưới.
- Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.
- Tiếp đến, bạn cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, rồi từ từ trả ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đầu khò dùng Gas. Dụng cụ này sẽ làm bề mặt tan chảy và lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã được tạo dính lót.
- Tiếp đến, bạn lướt ngọn lửa qua lại và đều dặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời bạn đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Công đoạn này cần phải thao tác nhanh để đạt hiệu quả cao.
Phân bố nguồn nhiệt đồng đều:
- Tác dụng lực cơ học (sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân) ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo nên một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.
2. Chống thống sân thượng bằng Sơn EPOXY:
Sơn EPOXY là vật liệu được ứng dụng khá nhiều trong rất nhiều công trình hiện nay. Dòng sơn chống thấm Epoxy có khả năng ngăn chặn tốt sự xâm nhập của độ ẩm, bảo vệ công trình tốt hơn. Dưới đây là các bước chống thấm sân thượng bằng Sơn Epoxy:
Bước 1: Đầu tiên, cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt sân thượng
- Bạn cần phải lột bỏ toàn bộ lớp gạch và dùng máy chà, bàn chải sắt để xử lý bề mặt sân thượng. Rồi bạn sử dụng máy hút bụi, giẻ lau,… để hút sạch những vết bụi, vết bẩn để tạo nên một bề mặt sân thượng sạch sẽ.
Bước 2: Tiến hành thi công lớp sơn lót lên bề mặt sân thượng:
Thông thường, khi chống thấm sân thượng, bạn nên sử dụng lớp sơn lót thuộc nhãn hiệu Sika và được pha với 20-50% nước.
Bạn có thể sử dụng cọ hoặc súng phun sơn để sơn lên bề mặt sân thượng với mật độ khoảng 0.2 – 0.3 kg/m2.
Bên cạnh đó, nếu bề mặt sân thượng bị hút nước thì bạn phải dùng nước sạch để làm ẩm bề mặt trước. Nhiệm vụ chính của bạn là cung cấp khả năng chống thấm ngược, đảm bảo cho lớp sơn phủ không bị bong, tróc.
Bước 3: Chờ lơp sơn khô
Bạn chờ cho tới khi lớp sơn lót khô hoàn toàn ( khoảng 2 – 4h tùy vào nhiệt độ) bạn tiến hành thi công sơn Sikaproof Membrane lần thứ nhất với mật độ khoảng 0.6 kg/m2 và không pha loãng.
Bước 4: Thi công lớp sơn lần 2
Sau 2h bạn tiến hành thi công lớp sơn Sikaproof Membrane lần 2. Ngoài ra, để bề mặt sàn mang lại hiệu quả như mong muốn thì bạn nên thi công lớp sơn Sikaproof Membrane lần 3.
Bước 5: Sơn thêm lớp vữa chống thấm
Bước này, sau khi lớp sơn Sikaproof Membrane khô thì ta sẽ thi công thêm lớp vữa chống thấm Sika Latex
Bước 6: Xoa nền
Sử dụng phương pháp xoa nền để xoa phẳng toàn bộ bề mặt sân thượng.
3. Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường:
Nhựa đường chúng ta thường thấy trong thi công những cung đường. Không những thế nhựa đường cũng là một trong những vật liệu chống thấm rất hiệu quả. Mà cách làm cũng rất đơn giản, và chỉ gói gọn trong 2 bước sau:
Bước 1: Đầu tiên, làm vệ sinh bề mặt sân thượng
- Bạn sử dụng búi sắt và những dụng cụ cần thiết để vệ sinh sạch sẽ bề mặt sân thượng. Trong quá trình vệ sinh, bạn có thể thực hiện làm phẳng bề mặt.
Bước 2: Tiến hành quét nhựa đường
- Nhựa đường được nấu sôi và pha thêm vào đó thêm thêm một chút dầu DO nhằm giúp thấm nhanh hơn vào bề mặt lớp bê tông. Sau đó, bạn tiến hành quét lớp nhựa đương lên bề mặt sân thượng bằng con lăn chuyên dụng.
- Quá trình thi công với nhựa đường bạn nên thực hiện vào buổi trưa có năng. Sau khi thi công xong, bạn nên phủ một lớp bạt lại nếu chưa tiến hành quét dầu hắc.
4. Chống thấm nhà bằng sơn kova:
Chuẩn bị dụng cụ:
- Dụng cụ thi công: Máy móc thiết bị, dụng cụ sử dụng cho hoạt động thi công chống thấm mái: bay, rulo, dụng cụ khuấy trộn, súng phun áp lực ( nếu có )
- Chất chống thấm sàn mái: CT-11A plus Sàn
- Xi măng
Chuẩn bị bề mặt chống thấm:
Sàn mái sân thượng, ban công, seno là những khu vực ngoài trời tiếp xúc nhiều với nước mưa hay bồn cây được tưới nước nên sẽ dễ dàng bị thấm. Nếu để lâu ngày rất dễ dẫn đến tình trạng sàn bị rêu mốc, bám bụi tại bề mặt hoặc các khe nứt. Vì vậy, việc vệ sinh trước khi thi công chống thấm là điều cần thiết nhằm giúp gia tăng hiệu quả thi công tốt đa.
- Sử dụng khoan, dụng cụ đục lớp vữa cũ bám trên nền để mài phẳng bề mặt
- Vệ sinh sạch sẽ rêu mốc, các lớp sơn, vôi cũ bám kém trên bề mặt
- Dọn vệ sinh, rửa sạch và để khô (làm khô) bề mặt
- Xử lý các khe nứt lớn bằng chất chống thấm co giãn CT-14 của KOVA
- Đối với các sàn mới cần để tối thiểu ít nhất 21 ngày để ổn định kết cấu
- Nếu bề mặt sàn khô hoặc nóng quá, cần làm ẩm trước khi thi công chống thấm
Các bước chống thấm bằng CT-11A Sàn:
Bước 1: Phủ 2-3 lớp chống thấm CT-11A sàn lên toàn bộ sàn mái, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ. Để lớp cuối khô cứng khoảng 3-4 ngày.
Bước 2: Cán hồ bảo vệ lớp chống thấm đồng thời để lót gạch, hoặc phủ lớp sơn chống nóng cho sàn mái CN-05.
Lớp sơn chống nóng sàn CN-05 dai cứng, chịu ẩm ướt, chịu tia UV, đặc biệt có khả năng cách nhiệt cực tốt, giúp giảm đáng kể nhiệt độ cho phòng tầng dưới. Đồng thời cũng tạo phẳng cho sàn mái nếu không lót gạch.
5. Chống thấm sân thường bằng lát gạch chống thấm:
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại gạch tráng men, những loại gạch này có khá năng chống thấm nước cao, thậm chí là nó ít bám bụi bẩn. Bên cạnh đó, đê gia tăng hiệu quả chống thấm hơn, bạn có thể điều chỉnh độ dốc nhất định để giúp thoát nước khi gặp trời mưa nhanh chóng.
Chỉ cần chọn được loại gạch chống thấm có chất lượng tốt là ngôi nhà bạn đã được an toàn, hết thấm
Xem thêm: Báo giá thi công Lan Can Inox
Ý kiến bạn đọc (0)